ĐẠI VẬN BÁT TỰ THIẾU THỦY

Bạn đọc phải sắp xếp đại vận cho Bát tự trên, cứ 10 năm được tính là một đại vận. Chúng ta sắp xếp các Thiên Can Địa chi cho 8 đại vận, tượng trưng cho 80 năm tuổi thọ của mỗi người.

Sắp xếp đại vận Bát tự như vậy là để thuận theo yêu cầu chung của mọi người. Nếu bạn sắp xếp quá ít, người khác sẽ cho rằng sẽ cho rằng tuổi thọ rằng tuổi thọ của họ như vậy là quá quắn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên sắp xếp ít nhất 8 đại vận.

Bát tự trên thuộc về một người phụ nữ. Nứ giới thuộc Khôn, tức âm tính, thế nên sẽ là (-).

Thiên can của năm sinh ở trên là Bính, thuộc dương, tức là (+). Vì (-) và (+) = (-) nên phương pháp sắp xếp Bát tự này sẽ là theo chiều nghịch.

Sắp xếp theo chiều nghịch, nghĩa là đếm ngược từ ngày 23 tháng 5 đến tiết lạnh phía trên, cứ 3 ngày được tính là 1 năm, từ đó tính toán được rằng Bát tự này sẽ được khởi vận bắt đầu từ số tuổi đó.

Nếu Bát tự trên thuộc về một người nam, nam giới thuộc Càn, tức là dương tính, thế nên sẽ là (+). Thiên can là Bính, thuộc Dương tính, tức là (+). Như vậy nghĩa là (+) và (+)=(+). Vì vậy, nếu về Bát tự này thuộc về một người nam thì phương pháp sắp xếp sẽ là theo chiều thuận.

6

16

26

36

46

56

66

76

NHÂM THÌN

TÂN MÃO

CANH DẦN

KỶ SỬU

MẬU TÝ

ĐINH HỢI

BÍNH TUẤT

ẤT DẬU

Sắp xếp theo chiều thuân, nghĩa là đếm xuôi từ ngày 23 tháng 5 đến tiết lệnh tiếp theo, cứ 3 ngày thì tính là một năm, từ đó tính toán xem Bát tự này sẽ bắt đầu được khởi vận ở độ tuổi nào.

Giờ, bạn đọc hãy dùng phương pháp sắp xếp theo chiều nghịch để sắp xếp đại vận cho Bát tự nêu trên.

Căn cứ vào Lịch vạn niên, từ ngày 23 tháng 5 đếm ngược đến tiết Lệnh ở ngay phía trên là ngày 6 tháng 5, tức ngày lâp hạ. 23 ngày trừ đi 6 ngày là 17 ngày, cứ 3 ngày được tính là 1 năm. Vì vậy, 17 ngày tương đương với 6 năm, tức là Bát tự này sẽ bắt đầu được khởi vận từ năm 6 tuổi.

Nếu Bát tự sử dụng phương pháp tính toán theo chiều nghịch thì thiên can Địa chi của mỗi một đại vận cũng sẽ được tính theo chiều nghịch thì Thiên can Địa chi của mỗi đại vận cũng sẽ được tính ngược, dựa theo Thiên can Địa chi của tháng trước đó là Nhâm Thìn, trước đó nữa là Tân Mão, ta sẽ có được một đại vận Bát tự như sau.

Bạn đọc cần lưu ý rằng khi tính toán Bát tự, ta cần sử dụng tuổi thật để tính toán.

Tuổi mụ, nghĩa là bao gồm cả tuổi tính từ thời gian mang thai. Những ngày người mẹ mang thai được gọi là thai nguyên. Vì bát tự chỉ có sau khi một người nào đó đã được ra đời nên khi tính toán Bát tự sẽ không tính đến tuổi mụ.

Vậy, trong lĩnh vực nào mới tính cả tuổi mụ của mỗi người?

Khi xem tướng sẽ phải tính cả tuổi mụ. Nguyên nhân là vì hình dạng, tướng mạo của mỗi người đã được hình thành ngay từ khi người đó còn là bào thai nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, việc xem tướng mặt  bắt buộc phải tính tuổi mụ, xem tướng tay cũng cần phải tính tuổi mụ nhưng riêng Bát tự lại cần phải tính tuôit thật.

Sau đây, tôi sẽ tổng kết về 6 điểm cần lưu ý khi sắp xếp đại vận Bát tự:

(1) Phải biết được tính âm dương của Thiên can.

(2) Phải biết Thiên can của ngày sinh, tức là Nhật nguyên.

(3) Hiểu rõ nguyên lý toán học:

(+) và (+)=(+)

(+) và (-)=(-)

(-) và (+)=(-)

(-) và (-)=(+)

(4) căn cứ vào tiết lệnh để xác định tháng.

(5) Tính xuôi hay tính ngược thì cứ 3 ngày tương đương với 1 năm.

(6)Bát tự sử dụng tuổi thật để tính toán.

 

Bài Viết Hay Khác

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.3/10 bởi 19285 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời


He Thong Cua Hang Vat Pham Phong Thuy

Phong Thủy - Đá Quý Phong Thủy - Trang Sức Phong Thủy - Vật Phẩm Phong Thủy

Ứng dụng Phong Thuy, Thuật Phong Thuy, Thuyết Phong Thuy, Học Thuyết Phong Thuy, Khoa Học Phong Thuy vào Phong Thuy Nha O để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Facebook

Phong Thủy Đống Đa
Vật Phẩm Phong Thủy
Hotline 24H Mua Hang Online