Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy

Việc chọn đất định đô xét về mặt phong thủy, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định và hưng thịnh cho cả triều đại và quốc gia. Kiến trúc kinh thành Huế chính là một trong những mẫu mực của việc áp dụng .

Tổng thể kinh thành Huế được đặt trong khung cảnh rộng, núi cao thế đẹp, minh đường lớn và có sông uốn khúc rộng.

Núi Ngự Bình cao hơn 100m, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, tọa lạc giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên ở vào thế tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ – là một thế đất lý tưởng theo tiêu chuẩn của phong thủy. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành.

3 Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy
Toàn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế

Do quan niệm “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng được thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong đó được bố trí đối xứng qua trục dũng đạo, quay mặt hơi chếch về hướng Đông – Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ được tư tưởng chính của . Đây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng .

Mặt khác, để tạo phong thủy tốt, các nhà quy hoạch không chỉ xem hướng công trình mà cần xem xét ảnh hưởng của bố trí nội thất, các bộ phận và kế cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa… Ví dụ: Các bộ phận của Ngọ Môn đều dựa vào những con số theo nguyên tắc của dịch học như số 5, số 9, số 100.

Năm lối đi vào Ngọ Môn tượng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành Thổ, màu vàng. Chính bộ mái của lầu Ngũ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngũ ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử.

2 Kiến trúc kinh thành Huế và những điều thú vị về địa thế phong thủy

Một trăm cột là tổng của các con số Hà Đồ (55) và Lạc Thư (45)… Các con số này ta lại gặp ở sân Đại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên.

Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau và trong nội thất cũng tương tự (chín con rồng trong Long sinh cửu phẩm ).

Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan triều Nguyễn đã nhận xét: “Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua”.

Nguồn: Phong Thuy – Thế Giới Phong Thuy

Bài Đăng Liên Quan

Tags: , , , , , , , , , , , , , ,

Phong ThuyPhong Thuy Hoc

Bài Viết Liên Quan

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.3/10 bởi 6559 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời


He Thong Cua Hang Vat Pham Phong Thuy

Phong Thủy - Đá Quý Phong Thủy - Trang Sức Phong Thủy - Vật Phẩm Phong Thủy

Ứng dụng Phong Thuy, Thuật Phong Thuy, Thuyết Phong Thuy, Học Thuyết Phong Thuy, Khoa Học Phong Thuy vào Phong Thuy Nha O để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Facebook

Phong Thủy Đống Đa
Vật Phẩm Phong Thủy
Hotline 24H Mua Hang Online