Trong phần này, tác giả sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tìm đại vận Bát tự của riêng mình cũng như vận trình trong từng năm và cách tìm ra mệnh cung của chính mình. Đây cũng là lần đầu tiên tác giả thẳng thắn trao đổi, tiết lộ những bí quyết trong học thuyết phong thủy Ngũ Hành với bạn đọc. Vì vậy, tất cả các bạn cần cố gắng trân trọng những tư liệu vô cùng quý giá này để ghi nhớ lại.
Trước hết, bạn đọc cần học cách sắp xếp Bát tự của riêng mình. Vì chủ đề cảu cuốn sách này không phải là dạy về Bát tự nên tác giả sẽ chỉ giới thiệu đến bạn đọc phương pháp sắp xếp Bát tự theo cách giản lược nhất.
Trước hết các bạn cần nắm rõ vị trí của mười Thiên can, cụ thể là:
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Thiên can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Âm dương |
Dương + |
Âm – |
Dương + |
Âm – |
Dương + |
|
|
|
|
|
|
Thiên can |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Âm dương |
Âm – |
Dương + |
Âm – |
Dương + |
Âm – |
Căn cứ theo nguyên lý luận trên về số học thì:
Nam giới thuộc dương, được gọi là mệnh Càn, tức là tương đương với (+)
Nữ giới thuộc âm, được gọi là mệnh Khôn, tức là tương đương với (-)
Nam giới thuộc dương, nên thiếu thiên can của năm sinh cũng là âm tính thì (+) và (-) = (-), bát tự được sắp xếp theo chiều nghịch.
Nữ giới thuộc âm, nên thiếu thiên can của năm sinh cũng là dương tính thì (-) và (+)= (-), bát tự được sắp xếp theo chiều nghịch.
Nữ giới thuộc âm, nên thiếu thiên can của năm sinh cũng là âm tính thì (-) và (-)= (+), bát tự được sắp xếp theo chiều thuận.
Mỗi người đều có ngày, tháng, năm và giờ sinh. Trước hết, chúng ta sẽ vạch ra cách cục của Bát tự như hình dưới đây:
|
(+) (+) = (+) (+) (-) = (-) (-) (-) = (-) (-) (+) = (-) |
Ví dụ: một người nam sinh vào giờ Tỵ, ngày 13 tháng 10 năm 1956 dương lịch. Tra trong lịch vạn niên, ta có thể biết được Thiên can và Địa chi “Quý Sửu” được gọi là Nhật nguyên, cũng có nghĩa là bản thân người nam giới này thuộc Quý Thủy, mà nam giới thì được gọi là Càn tạo.
Thiên can, Địa chi của tháng được quyết định dựa theo tiết khí. Căn cứ vào Nguyệt Kiến của 12 tiết khí, các bạn có thể dễ dàng tra được rằng từ ngày 8 tháng 10 đến ngày 8 tháng 11 theo lịch mới là tháng Tuất năm 1956 là “Mậu Tuất”
Tra trong Lịch vạn niên, bạn đọc sẽ biết được rằng ngày 8 tháng 10 mới là ngày Hàn Lộ, có nghĩa là 15h35′ giờ thân của ngày mồng 5 theo lịch âm. Nhân tiện đây, tác giả cũng muốn nói với các bạn đọc rằng, những cuốn “Lịch vạn niên” do Hồng Kông và Đài Loan xuất bản thường có giờ chậm hơn khoảng 2 phút so với lịch của Hồng Kông. Vì vậy, trong những cuốn Lịch vạn niên của Đài Loan, ta thường thấy có ghi thời gian cảu ngày Bạch Lộ là 15 giờ 33 phút.
Tra trong “Lịch vạn niên”, bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm ra được rằng năm 1956 là năm Thân, thậm chí cả Thiên can Địa chi cảu năm, tháng, ngày cũng điều tra ra được.
Để có thể tìm được Thiên can của giờ Tỵ, các bạn cũng chỉ cần tra trong Lịch vạn niên là sẽ biết. Cũng từ cuốn Lịch vạn niên, các bạn có thể tìm ra thiên can của giờ Tỵ. Từ đó có thể thấy Nhật nguyên cảu ngày sinh là Quý thủy, nên thiên can Địa chi của giờ Tỵ sẽ là Đinh Tỵ. Từ đó, ta biết được rằng Bát tự cảu người này sẽ là năm Bính Thân, tháng Mậu Tuất, ngày Quý Sửu, giờ Đinh Tỵ.
Từ những nghiên cứu của mình về Bát tự, tôi cho rằng nếu xét riêng về giờ sinh thì sẽ phải phân chia thành “giờ ban ngày” và “Giờ ban đêm”. Nói tóm lại, đã qua 11 giờ đêm thì sẽ được tính là giờ Tý của ngày hôm sau. Đây cũng là kết quả mà tác giả rút ra được sau nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và tính tóan. Phương pháp tính toán này có thể coi là chuẩn xác nhất mà không cần phải phân tích giờ Tý đó thành ngày hay đêm.
Vì môi trường, hoàn cảnh xã hội không ngừng thay đổi, nên trong hệ thống lý luận được lưu truyền từ xưa tới nay đã có một vài điểm không phù hợp với xã hộ hiện đại. Đây là điều mà tất cả các bạn đều biết. Nên tôi sẽ bỏ những lý luận không còn phù hợp với Xã Hội hiện đại và giữ lại những lý luận còn hữu dụng. Đó cũng chính là thái độ mà tôi luôn luôn kiên trì khi nghiên cứu về Bát tự.